- Tầng chứa nước thứ V:phân bố ở độ sâu 350 m trở xuống, chất lượng nước tốt, có áp lực cao, nhiệt độ < 36oC. Đây là tầng triển vọng cấp nước cho toàn khu vực. Khu vực nước nhạt tầng V khoảng 3.176 km2, chiếm 94% diện tích toàn tỉnh, trừ khu vực Thường Phước và cù lao Long Khánh.
Theo khu vực, nước ngầm của tỉnh có thể phân chia như sau:
+ Khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp: nước ngầm ở độ sâu 100 – 300 m. Riêng địa bàn huyện Tân Hồng nước ngầm ở tầng nông 50 – 100 m, có thể sử dụng cho sinh hoạt.
+ Khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp và phía Nam sông Tiền: có nguồn nước ngầm dồi dào ở nhiều độ sâu khác nhau.
Nhìn chung, nước ngầm ở tỉnh Đồng Tháp được đánh giá là khá dồi dào; hiện đang bắt đầu khai thác phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt ở đô thị và nông thôn.Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của tỉnh đang có nguy cơ bị giảm thiểu về số lượng cũng như chất lượng. Donguồn nước sạch ở các vùng nông thôn vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nên người dân phải tự khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm.Việc khai thác bừa bãi, quá mức, không theo quy hoạch như vậy nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, dẫn đến những sự cố môi trường như: sự xâm nhập mặn vào các tầng nước ngầm, hiện tượng sụt lún bề mặt…
Bảng III.2: Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu
STT | Khu vực | Chiều sâu | Lưu lượng (m3/nđ) | Số giếng có phép |
1 | Huyện Tân Hồng | 192 – 260 | 3.820 | 2 |
2 | Huyện Tam Nông | 208 – 360 | 6.506 | 18 |
3 | Huyện Thanh Bình | 294 – 360 | 2.250 | 2 |
4 | Thành phố Cao Lãnh | 271 – 378 | 9.898 | 20 |
5 | Huyện Cao Lãnh | 210 – 380 | 4.183 | 14 |
6 | Huyện Tháp Mười | 179 – 360 | 7.736 | 27 |
7 | Huyện Lấp Vò | 282 – 360 | 3.280 | 13 |
8 | Huyện Lai Vung | 312 – 382 | 4.672 | 21 |
9 | Thị xã Sa Đéc | 356 – 480 | 6.735 | 16 |
10 | Huyện Châu Thành | 350 – 422 | 4.280 | 9 |
Tổng cộng |
| 53.360 | 142 |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2006
Trong năm 2007 có 20 giếng khoan được cấp phép. Ngoài ra, cũng trong năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đã kiểm tra số liệu quan trắc mực nước ngầm trong tỉnh và 2 cụm quan trắc nằm trên địa bàn huyện Lai Vung và huyện Thanh Bình. Kết quả cho thấy dao động mực nước hạ thấp hàng năm ở 2 trạm Tháp Mười và Tam Nông từ 0,1 – 0,2 m; riêng thành phố Cao Lãnh từ 0,4 – 0,5 m. Điều này chứng tỏ việc khai thác nước ngầm tầng sâu hiện nay bước đầu gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm. Do đó, để đảm bảo cho việc khai thác nguồn nước ngầm của tỉnh được bền vững, tỉnh cần có chế độ và chính sách khuyến cáo người dân hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu.
Đồng Tháp – đậm chất sông nước miền Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét