Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Hạ Long- nhìn từ góc nhìn thực tế


Nguồn nước ở thành phố Hạ Long có nhiều hạn chế, đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nước mặt phụ thuộc vào mưa, bình quân 1800 đến 2000mm/năm, nhưng do địa hình dốc, nước đổ thẳng xuống biển. Nguồn nước ngầm trữ lượng không lớn. Trữ lượng cấp A: 3400m3, cấp B: 3430m3, cấp C: 13796m/ ngày đêm. Hiện khai thácnguồn nước ngầm bằng cách khoangiếng ở độ sâu từ 100 đến 130m, lượng nước khai thác cao nhất 20.626m3/ ngày đêm. Hồng Gai có 5 giếng, trữ lượng khai thác 2000- 3000m3, Bãi Cháy có 1 giếng, trữ lượng khai thác 300- 400m3/ ngày đêm.


*Giá trị về địa chất – địa mạo:


Vào đầu thế kỷ Cambri ( 570-500 triệu năm trước ) Vịnh Hạ Long cơ bản vẫn là vùng lục địa nổi cao, chụi qua các quá trình rửa trôi bào mòn. Đến cuối thế kỷ Cambri vùng này bị nhấn chìm, từ đó Hạ Long với thành vịnh. Trong thời gian các kỷ Odovic và silua ( 500 – 400 triệu năm trước ) khu vực Hạ Long và Đông Bắc Việt Nam cơ bản là vùng biển sâu nằm trong chế độ hoạt động địa máng tích cực, đáy biển có lúc liên tục bị hạ thấp, có lúc bồi tụ bằng trầm tích của địa tầng Cô Tô có cấu tạo phân dịp dày trên (2000m ) chứa nhiều hóa thạch bút đá.


Vào cuối kỷ Silua, khu vực này trải qua pha chuyển động nghịch đảo tạo sơn biến vùng biển sâu trở thành vùng núi uốn ép. Từ cuối Silua và trong Đề – Vôn ( 420-340 triệu năm trước ) khu vực Vịnh Hạ Lonh là một vùng núi chụi quá trình xâm lược bào mòn mạnh mẽ trong điều khiện khô nóng, Hạ Long là một phần của lục địa Katama rộng lớn bao trùm gần lên khu vực biển Đông và thềm lục địa Trung Quốc ngày nay.


Vào cuối thế kỷ Đề- Vôn, do ảnh hưởng của chuyển động kiến tạo Haxim, khu vực Hạ Long và cả vùng Đông Bắc bị nâng cao lên và môi trường biển hoàn toàn biến mất sang giai đoạn cổ sinh muộn ( kỷ cacsbon và décmi ) kéo dài từ 340 – 240 triệu năm trước, chế độ biển nông ấm được thiết lập trở lại kéo dài suốt kỷ cacsbon và gần hết kỷ décmi. Chế độ biển nông đó tồn tại hàng trăm triệu năm đã tích tụ nên tạo thành đá vôi có nguồn gốc hóa học và sinh vật với hệ thống Cát Bà có tuổi cacbon sớm dàu 450m và hệ thống này chiếm ưu thế tuyệt đối. Trên hàng trăm đảo của Vịnh Hạ Long.


Sang thời nguyên đại tân sinh ( 67 triệu năm trước ) Vịnh Hạ Long tồn tại trong môi trường lục địa núi cao do ảnh hưởng bởi các pha tạo sớm, mạnh mẽ. Vào nửa paleogen, chuyển động nâng dần và ổn định, quá trình xâm lược bắt đầu mạnh mẽ. Sau một thời gian bóc mòn hàng triệu năm xâm lược mạnh mẽ đã chia cắt dần bề mặt này thành các mảnh có độ cao tương ứng với các đỉnh núi bây giờ.




Hạ Long- nhìn từ góc nhìn thực tế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét