Mục tiêu của việc phát triển bền vững là hạn chế tối đa việc khai thác quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên tự nhiên không tái tạo. Chính vì vậy số lượng các khu, điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo, bảo vệ được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết về sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch. Quốc gia nào càng có nhiều các khu, điểm du lịch được đầu tư, bảo vệ, tôn tạo chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững.
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO, nếu tỷ số này vượt quá 50 % thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái bền vững.
Trong việc đầu tư, ngoài nguồn đầu tư từ nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn đầu tư quan trọng là từ thu nhập du lịch. Nguồn đầu tư này càng lớn chứng tỏ rằng ý thức của ngành du lịch đối với tầm quan trọng của phát triển bền vững. Chính vì vậy quy mô đầu tư (tỉ lệ tái đầu tư) từ thu nhập du lịch sẽ được xem là dấu hiệu nhận biết quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch bền vững từ góc độ bền vững của tài nguyên, môi trường.
Trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Điều này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt của hoạt động du lịch. Chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng du lịch đứng từ góc độ kinh tế.
Mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh Lâm Đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét