Cơ sở hạ tầng: Trong thời gian qua nơi đây chưa có sự quan tâm đầu tư về CSHT phục vụ du lịch nên các nguồn tài nguyên trên vẫn còn ở dạng tiềm năng, một số nơi các tài nguyên du lịch bị xâm phạm, sử dụng cho mục đích khác như phá rừng làm rẫy. Hiện nay toàn khu vực thì các cơ sở lưu trú rất ít, các dịch vụ đưa khách đi tham quan biển, đảo hầu hết đều do ngư dân thực hiện. Nhìn chung các dịch vụ du lịch ở đây còn đơn điệu. Các loại hình du lịch ở đây chủ yếu là: tắm biển, lặn biển, câu cá, cắm trại, leo núi, du thuyền thăm quan biển đảo.
Đội ngũ cán bộ phục vụ cho du lịch: Do mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, lực lượng lao động làm du lịch tại vườn quốc gia Núi Chúa nói chung còn mỏng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện nay. Như vậy cần có kế hoạch phát triển lao động cho hoạt động du lịch của vùng trong thời gian tới. Hơn nữa hiện tại VQG chưa có hướng dẫn viên phục vụ cho nhu cầu du lịch mà chỉ có những tình nguyện viên thiếu chuyên nghiệp, đây là một thiếu sót cần được khắc phục kịp thời và hợp lý.
Hoạt động đầu tư cho du lịch: Đầu tư là đòn bẩy thúc đấy các ngành kinh tế nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay, công tác đầu tư cho phát triển du lịch của khu vực chưa được quan tâm tạo điều kiện, nên còn gặp nhiều khó khăn, một số dự án được soạn thảo nhưng phần lớn là những dự án treo. Vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa để hoạt động du lịch tại đây xứng đáng với tiềm năng, góp phần nâng cao vị trí của du lịch tỉnh Ninh Thuận.
Thực tế nhu cầu đầu tư du lịch cho cụm du lịch VQG Núi Chúa và ngành du lịch cả tỉnh Ninh Thuận là rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian qua tình hình đầu tư du lịch trong đây còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn cho phát triển còn hạn hẹp.
Chính những vấn để còn hạn chế nói trên đã dẫn hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa chưa thức sự hiệu quả. Sự không hiệu quả này được thể hiện qua các mặt:
- Khách du lịch: Do công tác thu thập số liệu về khách toàn bộ VQG chưa thực hiện được, nên bài nghiên cứu chỉ có được số liệu về lượng khách của vịnh Vĩnh Hy là 32.439 người (2007). Nếu các hạn chế nêu trên được khắc phục thì số lượng khách tới tham quan sẽ tăng lên rất nhiều.
- Doanh thu từ du lịch: Bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; và từ các dịch vụ khác. Ngoài ra một số ngành khác thu hút từ du lịch như: ngân hàng, bưu điện, văn hóa, giao thông, v.v. Do các cơ sở lưu trú rất ít đã dẫn đến mức độ chi tiêu của khách du lịch tại tỉnh Ninh Thuận và VQG Núi Chúa nhìn chung còn ở mức thấp, mức chi tiêu tại tỉnh chỉ bằng 50 – 60 % so với các tỉnh thành có du lịch phát triển (Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hà Nội), năm 2000, một ngày trung bình mỗi khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 150.000 VNĐ (tương đương 10 USD) và trên dưới 45 USD đối với khách du lịch quốc tế.
Những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại VQG Núi Chúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét