Lễ hội là dịp người ta đưa ra các món ăn đặc sản của từng vùng miền có khiđó là đặc sản dùng để tế thần linh, sau đó là con người thưởng thức. Ví như tronglễ hội Đền Hùng ngày 10/3 âm lịch hàng năm thu hút hàng triệu người hành hươngvề vùng đất tổ cũng như du khách đến để thưởng thức chiếc bánh chưng to nhấtViệt Nam. Hay trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, chính hội vào ngày mồng 10 tháng8 âm lịch, con trâu sau khi thắng trận ở trận chung kết sẽ được đem ra biển HònDáu dìm chết cùng với con thuyền để tạ ơn thần Biển, sau đó họ đem về xả thịtchia cho mọi người trong gia tộc, họ hàng, những người trong phường, hội để lấykhước. Lễ hội cũng là dịp để địa phương tổ chức thi nấu cỗ, thi tài nấu ăn, chế biếnđồ ăn thức uống truyền thống, tìm ra những món ngon, vật lạ, những bàn tay vàng
trong nấu ăn, bày cỗ của nhân dân địa phương và du khách đến dự hội¼
Tính chất cộng đồng cũng thấy trong cộng đồng gia đình các thành viênthường quây quần xung quanh mâm cơm với những món ăn chung, cách dùng bát, đũa, nồi và mâm. Chiếc bát “cái”, chiếc đĩa “cái” để dùng chung, và đặc biệt là cáimâm, bát nước mắm và bát canh.
Ý nghĩa cộng đồng qua “miếng ăn” còn thể hiện ở sự đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn, ở việc “nhường cơm, sẻ áo” mà ông cha ta đã đúc kết: ” một miếngkhi đói bằng một gói khi no” .
Văn hóa lễ hội ẩm thực tại miền quê Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét