Mặt khác, lễ hội mang tính đối ngoại, là nơi giao lưu tình bạn giữa các nước nên góp phần làm cho đất nước ổn định. Ví dụ, Thánh Gióng mặc dù chỉ là sự biểu tượng huyền thoại nhưng sự nghiệp đánh giặc của Gióng là sự nghiệp của cả nước, khơi gợi lại niềm tự hào của cả dân tộc đã từng có thời kì anh hùng chống lại giặc ngoại xâm. Hơn nữa, mở hội Gióng là đề cao khát khao ước mơ mong có sức mạnh phi thường để chiến thắng mọi kẻ thù. Sức mạnh đó thực ra là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân cũng như sức mạnh của chính trị – xã hội trong thời bình.
Lễ hội còn ảnh hưởng đến xã hội vì giá trị xãhội thể hiện ở cộng đồng, qua lễhội đã thể hiện được cuộc sống mực thước, mọi người hướng thiện và sống khoan dung hơn, cao thượng hơn và sự nhân đạocủa nhân dân ta. Nếu không có lễ hội, xã hội ít đitínhcộng đồng, con người ít quan tâm và sống ít kỷhơn. Chính vì vậy,lễ hội ảnh hưởnglớn đến chính trị – xã hội.
* Đối với văn hoá
Lễ hội là một công cụ văn hoá đa năng để giới thiệu những cái hay cái đẹp của đất nước con người trong thời đại mới. Lễ hội ảnh hưởng lớn đến văn hoá vì khi đến lễ hội con người sẽ sống hòa đồng hơn, vui vẻ hơn, nói năng lịch sự hơn.
Trong lễ hội, người ta thường khai thác giá trị truyền thống, văn hóa ẩm thực, thủ công mĩ nghệ nên các văn hoá của lễ hội góp phần làm cho lễ hội phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, khi tham gia lễ hội du khách có dịp tham gia các trò chơi dân gian, họ gặp gỡ giao lưu các nền văn hoá với nhau. Thông qua nghi thức cúng tế, dâng hương, rước kiệu, du khách có thể hiểu được nét văn hoá đặcsắc góp phần làm giàu vốn tri thức của họ.
Lễ có vai trò như thế nào đối với tình hình chung của đất nước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét