Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Những địa điểm mua sắm thú vị ở Thái Lan


 


1. Gaysorn: Là trung tâm mua sắm tiêu chuẩn quốc tế nổi bật với các nhãn hiệu nổi tiếng của Thái và quốc tế cùng các nhà hàng thanh lịch, mộtđiểm phảiđếnđối với những ai thích các nhãn hiệu thời trang.


 


2. MBK (MahBoonKrong): Dành cho khách thích hàng giá rẻ (ví dụ nhưgiày giá 7 dollar Úc),đây là nơi tốt nhất cho khách thích mua sắm trong không khí phố chợ nhưngđược trang bị máyđiều hoà. Cửa hàng có vô số quầy bán mọi mặt hàng từ áo quần, hàng da,đồ trang sức , thời trangđếnđđiện,đồ gỗ, mỹ phẩm và các mặt hàng quà lưu niệm.


 


3. Central World : Trung tâm mua sắm lớn nhất ở khu thương mại Bangkok là một mê cung các cửa hàng, nhà hàng vàđiểm giải trí gồm có rạp chiếu phim, sân trượt patin và Cửa hàng Thái miễn thuế.


 


4. Central Department Stores: Một loạt các cửa hàng tổng hợp trung tâm làđầu mối bán lẻ lớn nhất ở Thái Lan với các cửa hiệu bách hoá, cửa hàngđặc sản, siêu thị, siêu thị mini, và cửa hàng lớnđa dạng dịch vụ.


 


5. Emporium: Cung ứng các nhãn hiệu nổi tiếng với giáđặc biệt.Đây là trung tâm mua sắm thời trang vàđắc tiền có các cửa hàng bán nhiều loại sản phẩmđặc biệt giúp bạn có thể muađủ mọi thứ tại một nơi mà thôi. Eporium có các cửa hiệu hàng thời trang, quán cà phê, siêu thị, các cửa hàng sách và một số nhà hàng bán thứcăn ngon.


 


6. Siam Paragon:Đây là khu phức hợp mua sắmđầu tiên của Thái Lanđem lại cho bạn một kinh nghiệm mua sắm thật tuyệt hảo và tao nhã qua các nhãn hiệu hàngđầu thế giới và các cửa hiệu hàngđầu của các nhà sản xuất hàng cao cấp uy tín nhất.


 


Chợ ở Bangkok


1. SILOM-SURAWONG-PATPONG


Đường Silom, huyết mạch chính của trái tim thương mại Bangkok, nằm song song và nối vớiĐường Surawong bằngđường Patpong. Ngoài hàng chục cửa hàng chuyên biệt và tiệm nhiều loại mặt hàng, khu vực nàyđặc biệt có các chi nhánh của các nhà bán lẻ nổi tiếng và một số trung tâm mua bán. Các quầy hàng bênđường cũng có rất nhiều ởđây, nhất là ở chợđêm nổi tiếng Patpong.


 


2. BANG LAMPHU


Toạ lạc gầnĐạiĐiện và Chùa Phật Ngọc lục bảo, Bang Lamphu có khu chợ nhộn nhịp bán mặt hàng phổ biến là quần áo.


 


3. PRATUNAM-PHETCHABURI


Nét nổi bật nhất của quận này là khu chợ Pratunam, một trong những trung tâm lớn nhất ở Bangkok bán quần áo may sẵn.


 


4. BAIYOKE TOWER


Nằm bên cạnh toà nhà khách sạn cao nhất Bangkok là Tháp Baiyoke, một trong những trung tâm kinh doanh quần áo nổi tiếng của thành phố.


 


5. CHINATOWN


Trung tâm ở trênđường Yaowarat và Sampheng Lane, khu phố người Hoa của Bangkok có rất nhiều cửa hàng vàng cùng với haiđịađiểm mua bán truyền thống làĐường Nữ trang Ban Mo Jewellery và Chợ vải Phahurat.


 


6. NAI LERT MARKET


Có vị trí gần chợ Pratunam, Chợ Nai Lert là một trong nhiều khu vực mua sắm ở Bangkok nơi bạn có thể mua mọi thứ từ quần áođến hàng thủ công.


 


7. CHATUCHAK WEEKEND MARKET


Liền kề Công viên Chatuchak, chợ cuối tuần Chatuchak nhóm vào thứ bảy và chủ nhật là mộtđiểm thương mại chính nơi bạn có thể mua từ quần áo chođến các loại kiểng vào chậu và mọi thứ hàng hoá khác — một thiênđường cho những ai thích ngắm hàng và người săn hàng hạ giá. Chợ cuối tuần Chatuchak cũng có bán các loại hàngđồ gỗ và trang trí nội thất.Đây làđiểm hẹn của những người không chuyên yêu thích nghệ thuật và các nghệ sĩ.


 




Những địa điểm mua sắm thú vị ở Thái Lan

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Phát triển cơ sở hạ tầng làng gốm Bát Tràng


Đường bộ và đường sông đến Bát Tràng rất thuận tiện nhưng hiện tại rất cần được cải tạo và nâng cấp.


Bến sông hiện nay là bãi đổ chất thải rắn của làng, điều này rất bất lợi cho du lịch, nó gây mất mỹ quan và tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách. Đường dẫn lên bến vào làng còn tương đối hẹp cần mở rộng và treo biển to hơn để từ xa du khách trên thuyền đã có thể nhận thấy bến cảng của làng.


Tuyến đường đê Long Biên – Xuân Quan hiện đang bị xuống cấp, có rất nhiều ổ gà gây cản trở việc đi lại. Hiện nay tuyến đường đã được mở rộng hơn 2m sau khi xây kè đê bằng bê tông nhưng đường vẫn chưa được tu bổ nâng cấp. Chính quyền thành phố và huyện cần có kế hoạch đầu tư đồng bộ cho cả tuyến đường này khi xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tại Bát Tràng.


Bao quanh làng là một con đường bên sông mà từ đó du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được ra mặt nước sông Hồng mênh mông rộng lớn. Con đường này đã được chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà nội ra quyết định thi công trong tổng thể kế hoạch quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng, nhưng con đường mới chỉ được hoàn thành 3/4 . Phần còn lại là phần từ Đình đến thôn Giang cao được người làng cho rằng đó là phần đẹp nhất của làng thì chưa được làm. Con đường này bị cụt một đoạn từ cổng Đền làng đến thôn Giang cao vì bị lở khi nước sông lên hằng năm nên muốn tạo một con đường dài liên tục thì phải xây kè và mở lại đoạn đường đã bị nước sông cuốn đi. Hiện nay con đường phần được làm mới chỉ đổ bê tông. Khi hoàn tất làng có thể lát đường bằng toàn bộ gạch Bát Tràng thì con đường này sẽ tạo cho làng một bộ mặt hoàn toàn mới. Du khách có thể đi dạo trên con đường này để tham quan xung quanh làng.


Đường đi trong làng cổ vẫn rất chật hẹp và ngoắt ngéo và đó là nét đặc trưng của làng, nhưng để khách du lịch có thể tiện đi lại thì cần có biển chỉ dẫn bởi lối đi trong làng nếu không phải người làng thì rất khó thâm quan được mọi nơi trong làng.


Cần mở rộng thêm các loại hình dịch vụ để du khách có thể nghỉ ngơi khi tới tham quan như: nhà hàng, quán cafe, bưu đIện, nhà vệ sinh công cộng,…


Làng Bát Tràng đi theo đường bộ thì phả đi qua một làng khác là làng Giang cao cũng có rất nhiều cửa hàng gốm sứ mỹ nghệ và lò sản xuất. Nên để du khách có thể tới được làng gốm Bát Tràng truyền thống cần có thêm những biển chỉ đường trên dọc đường đê và cần thiết nhất là con đường qua làng Giang cao, để tới thẳng được cổng làng.




Phát triển cơ sở hạ tầng làng gốm Bát Tràng

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Gốm Bát Tràng giai đoạn thế kỷ 18


Vào cuối thế kỷ 18, dưới triều Tây Sơn, nghề gốm Bát Tràng còn phồn thịnh lắm. Viện Bảo tàng lịch sử còn giữ một đôi bát đế rộng, chân thấp, lòng doãng, thành khum và miệng hơi loe. Thành bên trong và ngoài bát phủ men rạn mầu ngà vàng, xương gốm thô có mầu xám đen (thực chất là đất Dâu Canh). Bên thành ngoài bát, một phía có vẽ khóm trúc bằng men lam và phía đối diện viết hai hàng chữ Hán trích một câu thơ cổ: “vị xuất địa đầu tiên hữu tiết”. Câu này như một triết lý mượn ý nghĩa thực tiễn rằng: Giống tre trúc rất phổ biến và gần gũi với người Việt Nam ta ấy, cái màng non chưa nhô lên khỏi mặt đất thì cái tiết (đốt) của nó đã sinh ra rồi. Thật là một triết lý thâm thuý, ngầm ngợi ca khí tiết con người.


Nhiều đồ gốm men ghi niên hiệu Gia Long (1802 – 1819) được lưu giữ tại Viện Bảo tàng lịch sử cũng là những bằng chứng sinh động về nghề gốm men Bát Tràng ở thời đầu nhà Nguyễn. Trên những vật phẩm lộc, bình, choé, ấm, đồ thờ, đồ gia dụng khác, còn khá phổ biến trong nước, chúng ta vẫn thấy sự tiếp nối với kỹ thuật tạo dáng và trang trí của thời cuối Lê – Tây Sơn. Trên nhiều bình, choé phủ men rạn hay choé men da lươn màu nâu đen, ta vẫn thấy sử dụng màu xanh (cô ban) vẽ bằng bút lông theo các chr đề phong cảnh, chim bên hoa cúc, chim đậu cành trúc, bướm và hoa hồng, chim với hoa sen. Cũng có tiêu bản đáng chú ý như chiếc bình (có lẽ là ống để cắm tranh cuộn) tạo dáng như một ống bương. Người thợ như “sao” lại cái vẻ thực của ống bươngngay từ mấu cho đến một đôi cành lá, hay một chú chim chao cánh… Tất nhiên các trang trí này đều chạm nổi và phủ men rạn màu trắng ngà. Còn có loại bình rượu cỡ lớn, có hai bầu tròn cách nhau bằng một đoạn thắt ngang, miệng hình trụ cao thì đề tài trang trí xoay quanh các vật quý như thanh bảo kiếm, cuốn thư, đỉnh trầm, túi gấm, trái phật thủ, hay bông lựu, quả đào.




Gốm Bát Tràng giai đoạn thế kỷ 18

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Văn hóa lễ hội ẩm thực tại miền quê Việt Nam


Lễ hội là dịp người ta đưa ra các món ăn đặc sản của từng vùng miền có khiđó là đặc sản dùng để tế thần linh, sau đó là con người thưởng thức. Ví như tronglễ hội Đền Hùng ngày 10/3 âm lịch hàng năm thu hút hàng triệu người hành hươngvề vùng đất tổ cũng như du khách đến để thưởng thức chiếc bánh chưng to nhấtViệt Nam. Hay trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, chính hội vào ngày mồng 10 tháng8 âm lịch, con trâu sau khi thắng trận ở trận chung kết sẽ được đem ra biển HònDáu dìm chết cùng với con thuyền để tạ ơn thần Biển, sau đó họ đem về xả thịtchia cho mọi người trong gia tộc, họ hàng, những người trong phường, hội để lấykhước. Lễ hội cũng là dịp để địa phương tổ chức thi nấu cỗ, thi tài nấu ăn, chế biếnđồ ăn thức uống truyền thống, tìm ra những món ngon, vật lạ, những bàn tay vàng


trong nấu ăn, bày cỗ của nhân dân địa phương và du khách đến dự hội¼


Tính chất cộng đồng cũng thấy trong cộng đồng gia đình các thành viênthường quây quần xung quanh mâm cơm với những món ăn chung, cách dùng bát, đũa, nồi và mâm. Chiếc bát “cái”, chiếc đĩa “cái” để dùng chung, và đặc biệt là cáimâm, bát nước mắm và bát canh.


Ý nghĩa cộng đồng qua “miếng ăn” còn thể hiện ở sự đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn, ở việc “nhường cơm, sẻ áo” mà ông cha ta đã đúc kết: ” một miếngkhi đói bằng một gói khi no” .




Văn hóa lễ hội ẩm thực tại miền quê Việt Nam

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Thưởng thức bánh gai Ninh Giang


Bánh gai có ở nhiều vùng quê nhưng là đặc sản truyền thống của Ninh


Giang ( Hải Dương) đó là thứ bánh được làm từ gạo nếp hoa vàng và lá gai. Cũng vẫn là đỗ xanh, lạc, dứa, mứt bí, vừng… nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêngkhông trộn lẫn của một vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá.


Nhân bánh cũng phải chọn nguyên liệu và gia công rất cầu kì: đỗ xanh, lạc,dừa, mứt bí, vừng, hạt sen, dầu chuối… mỡ lợn dày khổ đem pha rồi luộc chín, tháicon chì, trộn đường rồi đem ủ đến khi những miếng mỡ trắng, trắng, trong, giònmới đem dùng. Đậu xanh cũng phải chọn loại ngon, hạt nhỏ, xay vỡ, ngâm đãisạch vỏ, nấu chín giã nhuyễn. Các thức ấy được trộn, chế biến để làm nhân. Đặcbiệt bánh gai phải được gói bằng lá chuối khô lau sạch, xếp nhiều lớp để giữ được


lâu. Khâu hấp bánh là khâu cuối cùng. Hấp bánh trong xửng nhiều nước và để sôilớn lửa, xếp thưa bánh và hấp trong khoảng hai tiếng đến khi bánh dậy mùi thơmngậy đặc trưng là được. Lấy bánh ra để ra chỗ thoáng gió cho lá mau khô ráo.


Cũng cùng nguyên liệu như đường, gạo nếp, hương liệu, lạc, dừa… nhưngmỗi cơ sở sản xuất bánh lại có những bí quyết riêng trong từng công đoạn chế biếnđể tạo nên hương vị đặc trưng riêng của mình. Hiện nay, thị trấn Ninh Giang có gần 100 cơ sở sản xuất bánh gai với thương hiệu nổi tiếng như bánh gai Bà Tới,Lan Trạm, Liên Hương… Trung bình một ngày mỗi cơ sở làm bánh gai thường góitừ 500 đén 1000 chiếc, khi có nhiều đơn đặt hàng thì con số này lên đến hàng ngànchiếc. Trung bình mỗi chiếc giá từ 2000 đến 3000 đồng.


So với các loại bánh gai khác, bánh gai Ninh Giang chính hiệu bao giờ cũngcó hương vị riêng: từ màu sắc, kỹ thuật, cách gói với một nét riêng của một vùngquê đã tạo nên một đặc sản truyền thống lâu đời. Có một điều rất thú vị là mua bánh gai ngay tại thị trấn Ninh Giang, khách hàng sẽ không bao giờ sợ mua phảibánh làm từ các loại lá khác hoặc hoá chất vì nếu có hàng bánh nào làm ra thứbánh ấy, sẽ bị các hiệu khác, nhất là người dân Ninh Giang “tẩy chay”.




Thưởng thức bánh gai Ninh Giang

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Làng chài Thanh Nam


Làng cá Phước Hải nằm trên roi cát vươn ra biển, qua nhiều trận bão lớn nhưng làng gần như giữ được nguyên vẹn. Biển và trời ở đây được chia bằng một dãy thuyền cá đã về, giăng hàng trước mắt du khách. Những tấm lưới còn ướt sũng và những ngư dân đẫm mồ hôi, nước mặn sau chuyến ra khơi. Cảnh rộn rã mua bán, cân kéo, giao hàng xôn xao khắp bến, cá lớn, cá bé được trút vào thùng gỗ đã sẵn đá… Từ thuyền du lịch, du khách sẽ được ngồi lên những chiếc thuyền thúng tròng trành, khiến lúc đầu không ít người e ngại, nhưng rồi nhanh chóng thích thú khi đã quen.


Du khách quốc tế khi đến đây đều rất tò mò, họ không ngần ngại leo sang thuyền của những cư dân vạn chài. Người tham gia rũ lưới, gỡ những con cá nhỏ còn mắc lại. Người được mời bữa cơm dọn ngay trên thuyền, đơn giản với một nồi thật to đựng cơm và một nồi cá đầy, cùng với vài quả ớt màu đỏ chói. Chai rượu trong veo nút lá chuối được rót vào mấy cái chén tống, rồi chuyền tay nhau. Mỗi người một đôi đũa, một cái bát tô, bữa cơm nơi cửa biển dân dã chân tình.


Thuyền neo lại ở một vung yên tĩnh, hữu tình, nơi chỉ có tiếng lá dừa xào xạc – đó là làng chài Thanh Nam hay còn gọi là Cồn Chài Thanh Nam, được hình thành bởi phù sasông Thu Bồn. Du khách được ngư dân dạy cách giăng lưới, cất vó, bắt tôm, cách chèo thuyền thúng. Còn gì thú vị hơn khi tự mình ngồi trên một chiếc thúng, vùng vẫy giữa khoảng trời nước mênh mông, hay đuổi theo những chú dã tràng với cái càng màu da cam, vàng, đỏ, rồi chụp vội những tấm hình ngộ nghĩnh làm kỷ niệm. Khi thấm mệt, đã có quán ven sông chuẩn bị sẵn bếp than hồng để du khách được chế biến tôm cá mà mình đánh bắt được.


         Giữa không gian dập dìu của sóng, nhâm nhi chén rượu đồng quê, thêm bát chè tươi đậm đà hương vị và cùng ngư dân đan vá lưới, ca vang những bài hát về biển trời hay tán chuyện cất vó chèo thuyền… thì thật là tuyệt vời!




Làng chài Thanh Nam

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Việt Nam – điểm đến hấp dẫn ở Châu Á


Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý du lịch nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên… là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các chuyến du lịch mạo hiểm. Nước ta với ba phần tư địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các dãy núi đá vôi địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển, nếu biết phát huy chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách ưa mạo hiểm, khám phá.


Mấy năm gần đây, ngành du lịch, văn hóa đã tổ chức một số cuộc khảo sát các tuyến điểm du lịch để đánh giá thực trạng và cơ hội mở tuyến du lịch mới. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ. Và hiện nay cũng còn rất ít doanh nghiệp lữ hành tham gia tổ chức các tours du lịch mạo hiểm. Mới có một vài công ty du lịch mạnh dạn “tấn công” vào lĩnh vực này với chương trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, chinh phục đỉnh Bạch Mã, đèo Pren,đỉnh Lang Bian, đỉnh Phan Xi Păng, chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà… Tuy nhiên, do không có được tiếng nói chung, nên nhìn chung du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều.


Điều cần làm hiện nay để giúp du lịch mạo hiểm có được bước đột phá, đón lấy cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế là các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch sao cho phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác kinh doanh, phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch thể thao mạo hiểm.




Việt Nam – điểm đến hấp dẫn ở Châu Á

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Xu hướng du lịch đền chùa cổ của người Hà Nội


Về xu hướng mới được gọi là “trùng tu thích nghi”. Trùng tu thích nghi tức là tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng, đường xá không gian xung quanh di tích nhiều hơn là tập trung vào chính di tích. Đây là điều cũng đáng để bàn bởi trùng tu thích nghi là trùng tu phần xác mà không trùng tu phần hồn, khiến cho công trình giống như một người lớn nhưng có bộ não của một em bé lên 3. Như vậy, công trình này có to lớn nhưng không có chiều sâu. Trong ngắn hạn, trùng tu thích nghi đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thỏa mãn đòi hỏi phải có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng về lâu dài, trùng tu thích nghi sẽ bị mất đi ý nghĩa bởi sẽ khiến công trình bị lai tạp và vẫn luôn thiếu đi cái hồn của chúng.


Việc tu bổ các công trình tôn giáo tín ngưỡng hiện nay cũng đang được thưc hiện.


Không gian sống của người xưa là không gian tâm linh: Trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng giỗ ông bà cha mẹ …các bậc tiền bối vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình, sáng chiều có tiếng chuông báo thức, báo ngủ, quanh năm có tế lễ, việc họ, việc làng, lễ hội…Con người hằng ngày không có cảm giác thiếu sinh hoạt tâm linh.


Không gian sống ngày nay (đặc biệt ở các đô thị mới) không còn các yếu tố tâm linh cũ nữa. Nhưng con người lại không thể sống không có sinh hoạt tâm linh. Xã hội càng công nghiệp hoá, càng tự động hoá con người càng đòi hỏi sinh hoạt tâm linh, con người cảm thấy bị mất mình khát khao muốn tìm lại cái mình đã mất.




Xu hướng du lịch đền chùa cổ của người Hà Nội

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Một số tour du lịch đền chùa tại Hà Nội


Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số tour du lịch tới các chùa ỏ Hà Nội. Cùng với tên các công ty tổ chức :


1. Tour Hà Nội – Chùa Hương ( VIETNAM PARADISE TRAVEL)


2. Hà Nội city tour : Đền Ngọc Sơn – phố cổ Hà Nội – Chợ Đồng Xuân – Lăng Bác – Viện bảo tàng – Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh – Chùa một cột – Quán Thánh – chùa Trấn Quốc_bảo tàng dân tộc học – Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Công ty tổ chức:ANZ Travel, 71 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội)




Một số tour du lịch đền chùa tại Hà Nội

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Những ngôi đền cổ ở ngoại thành Hà Nội


Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) cũng đang bị xâm lấn nghiêm trọng. Di tích lịch sử văn hóa có giá trị này cũng đang bị người dân lấn chiếm dựng lều bán quán, lập bàn thờ cúng bái, xem quẻ… Không chỉ vậy, do chùa nằm giữa khu dân cư, nên 52 hộ dân vẫn sống trong khuôn viên của chùa.


Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cụ thể chính là bảo tồn, gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cha ông. Trên thực tế, giải pháp bảo vệ di tích ở Hà Nội vẫn đang là một vấn đề nan giải. Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ trùng tu hệ thống di tích lịch sử nhưng vẫn chưa kiểm soát hết. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, Đền Và…chỉ là một số trong vô vàn câu chuyện về ứng xử với di tích hiện nay. Những gì đã qua là một bài học lịch sử mà những người có trách nhiệm cần nhìn lại mình và hãy tự soi vào tấm gương lịch sử.


Một thực trạng trong thời gian qua đã bị dư luận xã hội và báo chí phản ánh đó là việc trùng tu, tôn tạo các khu di tích mà cụ thể “trùng tu” ở đây là sự phá hoại những di tích văn hóa bằng sự không hiểu biết, bằng sự vô trách nhiệm hay vì lợi ích kinh tế. Không phải chúng ta không được sửa chữa, trùng tu và chúng ta gìn giữ bảo tồn cái cũ theo nghĩa cứ để nguyên phó mặc cho thời gian, mà phải phát triển những giá trị đó trong thời đại mới. Chỉ giữ nguyên mà ngắm, không phát huy thì không thể phát triển được, không nối được quá khứ với hiện tại và tương lai. Đối với một di tích cụ thể, sẽ lựa chọn xem niên đại tối ưu của nó ở thời kỳ nào, giá trị ở đâu, người ta sẽ chú trọng vào giai đoạn cấu thành di tích ấy hưng thịnh nhất, đẹp nhất, những yếu tố bổ sung sau này có thể tước bỏ đi. Nguyên tắc chung là như vậy. Nhưng nguyên tắc ấy không thể áp dụng đại trà, mỗi di tích có một phương thức tiếp cận khác nhau. Trong mắt không ít những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trùng tu hay phục chế thì những di tích văn hóa thiêng liêng và vô giá kia chỉ giống như một công trình xây dựng dân dụng và việc họ tiến hành trùng tu hay phục chế được coi như một công việc kinh doanh. Thật đáng buồn, không ít nơi người ta đang phá hoại những di tích đó bằng chính hành động gọi là trùng tu hay phục chế.




Những ngôi đền cổ ở ngoại thành Hà Nội

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ RỘNG


Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.


Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v…ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.


 




THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ RỘNG

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn


        Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng yêu cầu của khách về nghi ngơi, ăn uống vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.


Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.


* Đặc điểm kinh doanh của ngành kinh doanh khách sạn.


Ngành kinh doanh khách sạn có những đặc điểm sau:


  • Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của điểm đến du lịch:

Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định thứ hạng của khách sạn.


  • Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn:

Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn đòi hỏi phải có chất lượng cao tùy thuộc vào thứ hạng của khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị bên trong khách sạn là nguyên nhân dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu của khách sạn là lớn.


  • Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính phục vụ và không thể cơ giới hóa được. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao, thường xuyên phảitiếp xúc với khách du lịch nên khách sạn cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động trực tiếp.


  • Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật

Kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của một số quy luật như: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế – xã hội, quy luật tâm lí con người,…Đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, sự thay đổi của khí hậu trong năm tạo ra tính thời vụ của du lịch từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùa kinh doanh của khách sạn.


        Từ những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng để thoả mãn nhu cầu khách du lịch không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lí trong quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp.




Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Lễ có vai trò như thế nào đối với tình hình chung của đất nước


Mặt khác, lễ hội mang tính đối ngoại, là nơi giao lưu tình bạn giữa các nước nên góp phần làm cho đất nước ổn định. Ví dụ, Thánh Gióng mặc dù chỉ là sự biểu tượng huyền thoại nhưng sự nghiệp đánh giặc của Gióng là sự nghiệp của cả nước, khơi gợi lại niềm tự hào của cả dân tộc đã từng có thời kì anh hùng chống lại giặc ngoại xâm. Hơn nữa, mở hội Gióng là đề cao khát khao ước mơ mong có sức mạnh phi thường để chiến thắng mọi kẻ thù. Sức mạnh đó thực ra là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân cũng như sức mạnh của chính trị – xã hội trong thời bình.


Lễ hội còn ảnh hưởng đến xã hội vì giá trị xãhội thể hiện ở cộng đồng, qua lễhội đã thể hiện được cuộc sống mực thước, mọi người hướng thiện và sống khoan dung hơn, cao thượng hơn và sự nhân đạocủa nhân dân ta. Nếu không có lễ hội, xã hội ít đitínhcộng đồng, con người ít quan tâm và sống ít khơn. Chính vì vậy,lễ hội ảnh hưởnglớn đến chính trị – xã hội.


* Đối với văn hoá


Lễ hội là một công cụ văn hoá đa năng để giới thiệu những cái hay cái đẹp của đất nước con người trong thời đại mới. Lễ hội ảnh hưởng lớn đến văn hoá vì khi đến lễ hội con người sẽ sống hòa đồng hơn, vui vẻ hơn, nói năng lịch sự hơn.


Trong lễ hội, người ta thường khai thác giá trị truyền thống, văn hóa ẩm thực, thủ công mĩ nghệ nên các văn hoá của lễ hội góp phần làm cho lễ hội phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, khi tham gia lễ hội du khách có dịp tham gia các trò chơi dân gian, họ gặp gỡ giao lưu các nền văn hoá với nhau. Thông qua nghi thức cúng tế, dâng hương, rước kiệu, du khách có thể hiểu được nét văn hoá đặcsắc góp phần làm giàu vốn tri thức của họ.




Lễ có vai trò như thế nào đối với tình hình chung của đất nước

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Sơ lược về văn hóa ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ


Đồ ăn vùng này với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiềumón ăn cay,chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộnphong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từphong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặtkhác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượnglớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều mónkhác nhau.


Ẩm thực Xứ Nghệ đậm đà, mộc mạc, như tính cách người Xứ Nghệ. Người XứNghệ tuy mang vẻ ngoài thô kệch, quê mùa, nhưng tâm hồn lãng mạn, nên hương vị ẩmthực Xứ Nghệ cũng thi vị như tâm hồn người Xứ Nghệ. Cái riêng của văn hóa ẩm thực


Xứ Nghệ nổi bật ở phong cách gia vị rất khác lạ. Bạn có thể bắt gặp người dân kho thịt gàvới một nắm hành tăm, vài cái lá chanh; Bạn cũng có thể nhìn thấy nhân dân sử dụng chỉvới mộtnắm xơ mít và lưng chén tương lúc họ kho cá… với sựthông minh và khéo léo,người phụ nữ Xứ Nghệ đã biến những thứ tưởng như không thể ăn được thành món ăn lạmiệng, không nơi nào có như nham củ chuối, nhút mùng, nhút mít…


Nhắc đến xứ Thanh, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sảnnem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của ngườixứ Thanh lưu luyến tiễn chân thực khách.


Nem chua Hạc Thành. Chè lam Phủ Quảng. Bánh gai Tứ Trụ. Cua biển, ghẹ, sò huyết,tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia.Đối với xứ Huế, ăn uống cũng là một loại hình văn hoá” và chia ẩm thực Huếlàmhai hệ, ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Thật ra, ẩm thực cung đình cũng là ẩmthực dân gian được nâng cao lên, và đến lượt ẩm thực cung đình ảnh hưởng trở lại làmthay đổi chất lượng của ẩm thực dân gian bởi đầu bếp cung đình cũng là những ngườikhéo tuyển mộ từ dân gian. Ẩm thực Huế có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc củamột vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắnliền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành babậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. “Khẩu thực” là cách ăn bằng miệng, để tồn tại,“nhãn thực” là thưởng thức bằng mắt và “tâm thực”, nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình.


Tiểu vùng xứ Thanh, tiểu vùng xứ Nghệ, tiểu vùng xứ Huế và vùng núi ThanhNghệđã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Bắc trung bộ hết sức đặc sắc và phong phú.




Sơ lược về văn hóa ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ