Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Giá trị sinh học, sinh thái của vùng đất biển Hạ Long


Ở Vịnh Hạ Long có sự đa dạng sinh học rất lớn, đây lànguồn tài nguyên rất quan trọng cần được giữ gìn, bảo tồn để duy trì cân bằng sinh thái cho cả khu vực. Về cá,khu vực Vịnh có cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá trác,trích xương,bạc má,chim đen,chim trắng,đú,bơn,khế,hồng,nục gia,nhồng,gừng…Cá ở vịnh được chia thành 3 nhóm hệ sinh thái:


Nhóm sinh thái cá tầng mặt(ngư dân thường gọi là cá nổi). Đại diện là trích, lầm, nục, cơm, đé, chim, thu, liệt khế, moi…


Nhóm sống gần đáy như cá mối, lượng, trác, tráp, hồng, căng, sao


Nhóm cá tầng đáy có số lượg và chủng loại không nhiều, đại diện là cá đuối, cá bơn.


Ngoài ra còn có nhóm nhuyễn thể chân đầu rất giá trị đó làloạimực có nhiều loại như mực ống, mực lá, mực nang(mực nang hoa, mực nang chấm)…chúng sống thành từng đàn, gọi là ổ mực và sống ở sát đáy, chỉ khi tìm mồi mới nổi lên. Loài này thích ánh sáng, nơi nước ẩm có độ mặn cao.


Xung quanh khu vực Vịnh Hạ Long còn có những ngư trường tôm. Mùa vụ khai thác từ tháng 8 đến tháng 2 âm lịch. Tháng 9-10 là thời gian có số lượng cao riêng tháng 8 tháng tôm he hay đi nổi thành từng đàn có mật độ dày. Bãi tôm Vịnh Hạ Long có diện tích không lớn, mùa vụ khai thác từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Đối tượng khai thác chủ yếu là tôm he. Bãi tôm Vịnh Bái Tử long là khu vực kín gió, diện tích khoảng 15 dặm vuông, độ sâu khoảng 10m, đáy bằng phẳng. Đối tượng khai thác chủ yếu trong các tháng 4-5 là loài tôm đuôi xanh chiếm 44,4% tiếp đến là tôm sú 19,4-38,3%. Còn lại tôm rảo và các loại tôm khác.




Giá trị sinh học, sinh thái của vùng đất biển Hạ Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét